Hướng dẫn cài đặt và cấu hình MongoDB trên centos 7
MongoDB là một trong những cơ sở dữ liệu mã nguồn mở NoSQL phổ biến nhất được biết bằng C++. Tính đến tháng 2/2015, MongoDB được xếp thứ 4 trong số các hệ thống cơ sở dữ liệu phổ biến nhất,MongoDB cung cấp hiệu suất cao, tính sẵn sàng cao, và mở rộng quy mô tự động, không giống như MySQL hoặc PostgreSQL, nó không hỗ trợ SQL (Structured Query Language) để truy xuất hoặc thao tác các dữ liệu được lưu trữ. MongoDB không lưu trữ dữ liệu trong các bảng, thay vào đó, nó lưu trữ dữ liệu trong một "tài liệu" cấu trúc tương tự như JSON (trong MongoDB gọi BSON)
Để cài đặt MongoDB ta cần có VPS, link thuê vps https://maxserver.com/
Bước 1: Tạo kho repo trong centos
Tạo 1 file chứa cấu hình kho trong thư mục yum.repos.d
# cd /etc/yum.repos.d/
# nano mongodb-org-3.2.repo
Truy cập vào trang web của Mongodb https://docs.mongodb.com/manual/tutorial/install-mongodb-on-red-hat/ để lấy nội dung kho repo
Chép nội dung sau và dán vào
[mongodb-org-3.2]
name=MongoDB Repository
baseurl=https://repo.mongodb.org/yum/redhat/$releasever/mongodb-org/3.2/x86_64/
gpgcheck=1
enabled=1
gpgkey=https://www.mongodb.org/static/pgp/server-3.2.asc
Chạy lệnh update
# yum update -y
Lệnh xem danh sách repo để xem kho repo đã được thêm vào chưa
# yum repolist
Bước 2: Cài đặt MongoDB
Cài đặt mongodb bằng lệnh yum
# yum -y install mongodb-org
Khi cài đặt hoàn tất, bắt đầu MongoDB với lệnh systemctl này:
# systemctl start mongod
Cho mongo khởi động cùng hệ thống
# chkconfig mongod on
port của mongoDB là 27017 ,kiểm tra port như sau
# netstat -tulpn
Kiểm tra trạng thái của mongodb
# systemctl status mongod
Bước 3:sửa một số lỗi của MongoDB
Để truy cập vào MongoDB ta dùng lệnh sau
# mongo
Nếu như xuất hiện các lỗi sau
Sửa 2 lỗi đầu như sau
2 file enabled và defrag đang đặt ở chế độ always hệ thống yêu cầu cần chuyển chúng về chế độ never
Chạy lệnh echo để chuyển chế độ
# echo never > /sys/kernel/mm/transparent_hugepage/enabled
# echo never > /sys/kernel/mm/transparent_hugepage/defrag
Sửa lỗi cuối cùng như sau
Lỗi cuối cùng là lỗi giới hạn tài nguyên chúng ta cần phải tăng các giới hạn lên
Chỉnh sửa file cấu hình /etc/security/limits.conf
# cd /etc/security/
# nano limits.conf
Dán cấu hình mới đây vào cuối file:
mongod soft nproc 64000
mongod hard nproc 64000
mongod soft nofile 64000
mongod hard nofile 64000
Chạy lệnh sysctl dưới đây để áp dụng các giới hạn thay đổi cho hệ thống:
# sysctl -p
# systemctl restart mongod
# mongo
Bước 4: Một vài thao tác cơ bản trên mongo
Ta sẽ làm một ví dụ
Tôi muốn tạo db là maxserver, user là user1, có pass là xxx, có quyền đọc và ghi trên db maxserver
Tôi sẽ gõ lệnh như sau
Truy cập vào mogon
# mongo
Bắt đầu cấu hình tạo db có tên là maxserver
> use maxserver
switched to db maxserver
Gắn user và quyền cho db
> db.createUser(
{
user: "user1",
pwd: "xxx",
roles: [{ role: "readWrite", db: "maxserver" }]
}
)