Hướng dẫn cài đặt Owncloud 9 (lưu trữ đám mây) trên Ubuntu 16

OwnCloud  là một bộ phần mềm client-server cho việc tạo ra các dịch vụ tập tin lưu trữ và sử dụng chúng. OwnCloud là chức năng rất giống với Dropbox được sử dụng rộng rãi, với sự khác biệt chức năng chính được rằng OwnCloud là miễn phí và mã nguồn mở, và do đó cho phép bất cứ ai để cài đặt và vận hành nó miễn phí trên một máy chủ riêng, không có giới hạn về không gian lưu trữ (ngoại trừ cho dung lượng đĩa hoặc hạn ngạch tài khoản) hoặc số lượng khách hàng được kết nối

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt Owncloud 9 trên Ubuntu 16

I.Chuẩn bị

Để tiến hành cài đặt  owncloud chúng ta cần có 1 VPS đã cài LAMP, nếu bạn chưa biết cách cài đặt LAMP thì các bạn có thể tham khảo link dưới đây

Xem hướng dẫn ở đây

II.Tiến hành

Bước 1: Tạo Virtual Hosts chứa Owncloud

Đầu tiên chúng ta sẽ tạo 1 Virtual Hosts cho Owncloud

Các bạn gõ lệnh sau để tạo thư mục chứa owncloud

# mkdir -p /var/www/maxserver.com/owncloud/html

Chúng ta cũng sẽ tạo một thư mục để chứa các log của owncloud

# mkdir /var/www/maxserver.com/owncloud/log/

Tạo xong thư mục chúng ta sẽ phải phân quyền cho thư mục đó

# chmod -R 755 /var/www/maxserver.com/owncloud/

Tiếp theo chúng ta sẽ tạo file cấu hình Virtual Hosts

# nano /etc/apache2/sites-available/maxserver.com.owncloud.conf

Với nội dung như sau

<VirtualHost *:80>
        ServerName maxserver.com
        ServerAlias www.maxserver.com
        ServerAdmin contact@maxserver.com
        DocumentRoot /var/www/maxserver.com/owncloud/html
        ErrorLog /var/www/maxserver.com/owncloud/log/error.log
        CustomLog /var/www/maxserver.com/owncloud/log/access.log combined
        <Directory /var/www/maxserver.com/owncloud/html>
                Options FollowSymLinks
                AllowOverride All
                Order allow,deny
                Allow from all
                Require all granted
        </Directory>
</VirtualHost>

Bây giờ ta sẽ enabled file maxserver.com.owncloud.conf bằng lệnh sau

# a2ensite maxserver.com.owncloud.conf

Xóa file cấu hình mặc định của nó để tránh lỗi xung đột

# rm /etc/apache2/sites-available/000-default.conf
# rm /etc/apache2/sites-enabled/000-default.conf

Khởi động lại dịch vụ apache2

# service apache2 reload

Bước 2: Tải về OwnCloud

Các bạn hãy tạo một thư mục để chưa các file download về

# mkdir /download
# cd /download/

Bây giờ chúng ta hãy truy cập trang chủ của OwnCloud để lấy link download

https://owncloud.org/

Các bạn làm theo hướng dẫn dưới đây

 

Chúng ta sẽ dán link vừa sao chép được vào sau lệnh wget

# wget https://download.owncloud.org/community/owncloud-9.1.4.tar.bz2

Download  xong ta sẽ cần giải nén file đó ra

# tar -xvf owncloud-9.1.4.tar.bz2

Khi ta giải nén xong ta sẽ có được 1 thư mục /download/owncloud chứa các tệp tin của OwnCloud , ta sẽ di chuyển tất cả các các tệp tin trong /download/owncloud vào thư mục Virtual Hosts maf ta vừa tạo ở trên

# mv /download/owncloud/* /var/www/paste.vn/owncloud/html/

Gán user và phân lại quyền cho thư mục

# chown -R www-data:www-data /var/www/maxserver.com/owncloud/
# chmod -R 755 /var/www/maxserver.com/owncloud/

Đến đây các bạn đã có thể truy cập vào địa chỉ của bạn thông qua trình duyệt web. Nếu bạn dùng SQLite thì bạn đã có thể hoàn tất cài đặt, nhưng nếu bạn dùng cơ sở dữ liệu khác thì chúng ta vẫn cần phải cấu hình cơ sở dữ liệu để owncloud hoạt động tốt hơn

Bước 3: Tạo database và user cho OwnCloud

Ta đăng nhập vào cơ sở dữ liệu

# mysql -u root -p

Sau khi đăng nhập thành công vào trong cơ sở dữ liệu, ta bắt đầu nhập dữ liệu

Tạo database, ở đây tôi ví dụ tạo database có tên ownclouddb

MariaDB [(none)]> CREATE DATABASE ownclouddb;

Để tạo user, thực hiện lệnh sau

MariaDB [(none)]> CREATE USER ownclouduser@localhost;

Set quyền cho user truy cập vào db, để đơn giản bạn hãy gán toàn quyền cho user này (all privileges)

MariaDB [(none)]> GRANT ALL PRIVILEGES ON ownclouddb.* TO ownclouduser@localhost IDENTIFIED BY ’owncloudpasswd’;

Refresh cơ sở dữ liệu để reload lại quyền:

MariaDB [(none)]> FLUSH PRIVILEGES;

Thoát cơ sở dữ liệu:

MariaDB [(none)]> Ctrl-C -- exit!

Bước 4: Cài đặt OwnCloud thông qua trình duyệt web 

Truy cập http://<Địa chỉ VPS> nếu kết quả như sau là thành công .

Chú ý : Bạn sẽ tạo user và pass trong lần đăng nhập đầu tiên, và điền thông tin cơ sở dữ liệu ta đã thiết lập

III.Kết 

Đến đây chúng ta đã kết thúc bài hướng dẫn cài đặt Owncloud 9 trên Ubuntu 16. Từ đây các bạn đã có thể tự tạo cho mình một Web lưu trữ dữ liệu của riêng mình rồi. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài tiếp theo. Chúc các bạn thành công !