Hướng dẫn cài đặt PHPMyAdmin trên Ubuntu 16
PHPMyAdmin được tạo ra để người dùng quản trị cơ sở dữ liệu một các dễ dàng hơn trên giao diện web
Đặc điểm của phpMyAdmin :
- Giao diện web thân thiện
- Hỗ trợ hầu hết các tính năng MySQL:
- Duyệt và thả cơ sở dữ liệu , bảng biểu, quan điểm, các lĩnh vực và chỉ số.
- Tạo, sao chép , thả , đổi tên và thay đổi cơ sở dữ liệu , bảng biểu, các lĩnh vực và chỉ số
- Quản lý người dùng MySQL và đặc quyền có
- Nhập dữ liệu từ CSV và SQL
- Xuất dữ liệu sang các định dạng khác nhau như: CSV , SQL , XML , PDF , ISO / IEC 26300 – OpenDocument Text và bảng tính , Word , LATEX và những người khác
- Quản lý nhiều máy chủ
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt PHPMyAdmin trên Ubuntu 16
I.Chuẩn bị
Trước khi bắt đầu với hướng dẫn này, chúng ta cần phải hoàn thành một số bước cơ bản.
Ở đây chúng tôi sẽ cài đặt mô hình LAMP , nếu các bạn chưa biết các cài đặt thì tham khảo link dưới đây
Xem hướng dẫn ở đây
II.Tiến hành
Bước 1:cài đặt phpMyAdmin
Để bắt đầu, chúng ta chỉ cần cài đặt phpMyAdmin từ các kho Ubuntu mặc định.
# apt-get update -y # apt-get install phpmyadmin php-mbstring php-gettext -y
Trong quá trình cài đặt máy sẽ thông báo như sau:
Máy thông báo chọn Web server để cài đặt, ở đây chúng ta dùng apache nên chọn <apache2>
Máy hỏi liệu có nên sử dụng dbconfig-common
để thiết lập cơ sở dữ liệu, Chúng ta chọn <Yes>
Nhập mật khẩu quản trị viên cơ sở dữ liệu
Xác nhận mật khẩu
Cài đặt xong chúng ta sẽ kích hoạt 2 modul sau bằng lệnh
Bước 2:cấu hình phpMyAdmin
Để cho phpMyAdmin chúng ta cần phải tạo một đường link liên kết trong file cấu hình của apache
Chúng ta mở file cấu hình apache
# nano /etc/apache2/apache2.conf
Chèn dòng sau vào cuối file cấu hình apache
Include /etc/phpmyadmin/apache.conf
Chèn xong chúng ta lưu file và thoát, chúng ta gõ lệnh sau để khởi động lại apache
# systemctl restart apache2
Bước 3 : Truy cập phpMyAdmin trong Trình duyệt
Bây giờ bạn có thể truy cập vào phpMyAdmin trong trình duyệt ,dùng địa chỉ http://<địa chỉ ip vps>/phpMyAdmin/ để truy cập
Để đăng nhập các bạn dùng tài khoản user root và mật khẩu quản trị bạn thiết lập trong quá trình cài đặt cơ sở dữ liệu.
III.Kết
Đến đây chúng ta đã kết thúc bài Hướng dẫn cài đặt PHPMyAdmin trên Ubuntu 16, vời một vài thao tác đơn giản các bạn đã có thể dễ dàng quản trị cơ sở dữ liệu của mình trên web, hẹn gặp lại các bạn trong các bài tiếp theo. Chúc các bạn thành công.